Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Thu hút nguồn lực từ nước ngoài: Không nên quá kỳ vọng

Trang website : Lagody.com là trang web có nhiều người đọc nhất, nhiều người xem nhất , đủ thể loại đối tượng. Nếu bạn muốn phát triết kênh mua bán nhà đất và cần biết những tin tức về nhà đất hãy truy cập vào website Lagody.com để đọc những bản tin về nhà đất. 
(Xây dựng) - Bên cạnh những quy định khá thoáng về việc mở rộng cho các đối tượng là Việt kiều, người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), thì Bộ Xây dựng cũng đã bổ sung trong Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS về mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh BĐS cho các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đây được cho là một trong những giải pháp nhằm thu hút nguồn lực, tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cũng không nên quá kỳ vọng tiềm lực từ nước ngoài sẽ giúp giảm lượng hàng BĐS tồn kho hiện nay.
Nếu như trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đề cập đến những quy định có yếu tố nước ngoài hoàn toàn mới, cởi mở hơn như cá nhân nước ngoài sẽ được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở, nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, chủ sở hữu còn được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích khác mà pháp luật không cấm (đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì chỉ được sử dụng nhà ở để bố trí cho những người đang làm việc tại tổ chức đó ở). Thì nội dung về quy định mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh BĐS cho người nước ngoài được sửa đổi trong Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS này được xem là tạo điều kiện thông thoáng nhất, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Đặc biệt, dự thảo Luật sửa đổi quy định đối tượng mua, kinh doanh nhà ở Việt Nam không chỉ người Việt Nam ở nước ngoài mà còn mở rộng các DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh DN nước ngoài, văn phòng đại diện các DN nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Cá nhân người nước ngoài được cấp visa vào Việt Nam từ 3 tháng trở lên được mua, sở hữu căn hộ, nhà liền kề, biệt thự. Trường hợp đầu tư kinh doanh nhà, tổ chức, cá nhân người nước ngoài có thêm giấy chứng nhận đầu tư, triển khai dự án.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật sửa đổi lần này tăng số lượng, thời hạn sở hữu nhà Việt Nam cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài theo hướng được sở hữu tối đa 2 nhà ở thương mại (nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư) trong dự án phát triển nhà ở thương mại. Thời hạn sở hữu 50 năm và được gia hạn một lần tiếp theo lên đến 50 năm. Trường hợp mua nhà ở riêng lẻ được mua tới tổng diện tích 500m2…
Dự thảo Luật sửa đổi cũng cho phép tổ chức, cá nhân người nước ngoài được tự mình hoặc hợp tác với chủ đầu tư để khai thác, cho thuê nhà ở, quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của mình; Được bồi thường thiệt hại, tái định cư khi bị giải tỏa, thu hồi; Cho phép người nước ngoài được bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu của mình sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở. Trường hợp bán nhà ở trước thời hạn 12 tháng phải nộp thuế thu nhập gấp 2 lần so với mức quy định hiện hành...
Nhận định về Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi), nhiều chuyên gia về BĐS cho rằng, việc đề xuất nới lỏng điều kiện cho người nước ngoài sẽ có tác động tốt, làm tăng tính thanh khoản của thị trường, thu hút thêm một lượng khách hàng tiềm năng…
các dự án đất bình dương và nhà ở thu hút mạnh ?
Tuy nhiên, theo TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, không vì thế mà quá kỳ vọng người nước ngoài sẽ giúp giảm lượng hàng BĐS tồn kho và đề xuất này không phải là giải pháp chủ yếu cho thị trường BĐS. Bởi không phải cứ mở là họ sẽ đầu tư vào ngay vì nguồn lực của người nước ngoài tuy có thể mạnh hơn nguồn lực trong nước nhưng họ sẽ không đầu tư ngay một lúc nhiều dự án.
Ông Liêm cũng cho rằng, bên cạnh giải pháp để thị trường BĐS phát triển một cách bền vững, cùng với việc hạ giá BĐS xuống ngang bằng với các nước trong khu vực, điều mà các nhà làm chính sách và DN kinh doanh BĐS nên quan tâm và nên làm chính là tạo một môi trường pháp lý, đầu tư dễ dàng, cởi mở và thân thiện để người nước ngoài yên tâm lựa chọn và đổ tiền vào BĐS tại Việt Nam, từ đó sẽ có thêm nguồn cầu ổn định, góp phần thúc đẩy thị trường BĐS Việt Nam tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong các năm tiếp theo…
Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) sẽ tiếp tục được Bộ Xây dựng nghiên cứu, tiếp thu ý kiến từ các Bộ, ngành và chỉnh sửa, bổ sung trong thời gian tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét