Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Kinh nghiệm câu cá lóc mùa đông

Kinh nghiệm câu cá lóc mùa đông là một trong những điều mới mẻ và thu hút sự quan tâm của nhiều cần thủ muốn săn lùng loại cá hổ báo trong mùa lạnh.

Câu cá lóc là điều thú vị, để săn được loài cá này dễ dàng bạn cần có những bí quyết, một vài kinh nghiệm câu cá lóc mùa đông mà bài viết giới thiệu sẽ là thông tin bổ ích mang lại cho bạn những chuyến câu đầy thú vị.

           BÀI NÊN ĐỌC:
        ▪ Kỹ thuật chọn cần câu cá giá rẻ chất lượng tốt nhất
        ▪ Bí quyết làm mồi câu cá trôi đơn giản

kinh nghiem cau ca loc mua dong
Câu cá lóc mùa đông thú vui của nhiều người

1.Tác động khách quan ( thời tiết, thiên nhiên):

- Nhiệt độ: Thông thường  kinh nghiệm câu cá lóc mùa đông thường câu ở nhiệt độ dước 15 độ C, vì ở nhiệt độ này con lóc nói riêng và các loại cá nói chung chỉ tìm nơi tránh rét, hơn nữa ở mang và vẩy con lóc sẽ tiết ra một lượng chất chống rét nên chúng rất ít di chuyển mà chỉ nằm yên một chỗ ( nơi kín nhất). Chúng ẩn nấp trong các bụi rậm, hóc đá, hoặc cá lóc chui xuống bùn ngủ vùi, thỉnh thoảng mới ngoi lên thở, do vậy những nơi này chúng ta không thể rê con mồi qua được vì sẽ vướng. Mặt khác, con lóc nhịn đói rất tốt, chúng có thể nhịn ăn từ 10- 15 ngày mà .Lúc này nếu nó có muốn ăn thì chúng lại chờ “ Cơm và vô miệng”, có nghĩa là nó cứ nằm yên một chỗ khi nào có con côn trùng nào vô tình đi qua trước miệng thì nó “ bụp”, nhưng được thì ăn, còn không được thì thôi chứ chúng cũng không đuổi theo miếng mồi. Bên cạnh đó,vì trời rét nên sinh vật dưới đáy nước cũng không sinh sôi nảy nở, các loại cá và côn trùng nước cũng phải tìm nơi tránh rét và việc ăn uống cũng rất hạn chế ( có thể lấy giấc ngủ bù bữa ăn). Khi thời tiết ấm áp là lúc cá lóc rủ nhau tìm mồi, chúng bơi lội tung tăng dễ dàng cho bạn trong quá trình câu.
- Mưa: Cá lóc rất thích kiếm mồi sau nhưng cơn mưa, đặc biệt là mưa giông hay nhưng cơn mưa bất chợt mùa hè.Một hạn chế khác về câu cá lóc trong tời tiết mưa lạnh mà bạn cần lưu ý là đường rê không được như ý, dây cước hay vướng ( mắc ) vào cần câu, cảm giác ở trong ta không được thoải mái…
- Gió: Khi trời có gió làm mặt hồ gợn sóng mạnh, ngoài việc đường rê không xa, thì ta không thấy con lóc thở và con lóc cũng hạn chế tầm nhìn với con mồi ( tầm nhìn xa hạn chế). Bản tính cá lóc là không thích săn nồi khi trời gió. Sự phản xạ của sóng nước làm con mồi như là con vật đang hung hăng và 1 con thành hai ba con gay sự sợ hãi . Cũng như trời lạnh, khi có gió thì con lóc cũng tìm nơi để tránh nên cũng không thấy mồi khi bạn buông xuống và cũng không muốn săn mồi.
Nói chung với 3 tác động khách quan trên dẫn đến con lóc không ăn mồi hoặc lười ăn mồi trong những ngày mùa đông. Do vậy, khi thời tiết xấu thì ta không nên đi câu cá lóc.

2. Tác động chủ quan:

- Chọn điểm câu: Theo kinh nghiệm của nhiều cần thủ mùa đông với khí trời khí trời lạnh lẽo con lóc thường ẩn nấp tại những bụi cây rậm đổ xuống mặt nước, trong đám rong dày đặc hay những hốc đá do vậy khi đi câu ta nên chọn những điểm có đặc điểm trên để rê mồi.
- Đường rê: Chọn địa điểm buông cần câu thích hợp ta nên rê con mồi sao cho thật chậm rãi, đều đều, nên giựt nhẹ, lắc lắc con mồi như kiểu khêu khích để làm cá lóc chú ý.Có như vậy bạn mới dễ dàng bắt được loài cá mảnh hổ này.

kinh nghiem cau ca loc mua dong
Câu rê cá lóc là kỹ thuật thú vị

 Hy vọng với một vài bí quyết chia sẻ về kinh nghiệm câu cá lóc mùa đông sẽ cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích thú vị. Chúc bạn có chuyến câu vui vẻ! 

Cùng xem Clip cá lóc cắn câu thú vị ,thu hút những tay câu chuyên nghiệp 

BẤM XEM NGAY


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét