Đi câu đang là thú vui của hầu hết người dân trên khắp cả nước do điều kiện tự nhiên nhiều sông ngòi thuận lợi cho đi câu.Thế nhưng, quan tâm lớn nhất của dân câu chính là lý do khiến cần câu bị gãy. 4 lý do khiến cần câu bị gãy sau đây có thể giúp dân câu tránh tình trạng cần câu gãy một cách đáng tiếc.
1. Cần câu nằm ngang ra mặt đất:
Khi chúng ta để cần câu ngang ra mặt đất sẽ có nhiều rủi ro khiến cần câu gãy như: có thể bị giẫm, bị đá hoặc bị trẻ nhỏ nghịch dễ làm gãy cần. Đây là một trong những lý do khiến cần câu gãy phổ biến được các dân câu chia sẻ.
2. Khi di chuyển cần câu không đưa ra vị trí phía sau:
Nhiều người cứ nghĩ là khi chuyển vị trí câu kéo cứ cho đầu cần hướng về phía trước thì dễ quan sát và bảo vệ được cần câu. Nhưng thực ra không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra theo ý muốn của chúng ta. Hãy quay đầu cần ra phía sau lưng. Dẫu bạn có sơ ý chạm cần vào vật gì đó thì cùng lắm nó chỉ bị vài vết cào sướt. Còn nếu đầu cần đi trước, chỉ cần chạm nhẹ xuống đất thì chắc chắn đầu cần sẽ gãy.
3. Không gỡ các vật mắc vào lưỡi câu:
Nhiều chiếc cần câu quý giá bị gãy chỉ vì cần thủ sơ ý khi gỡ các vật dính mắc khi câu. Do vậy dân câu hãy bình tĩnh khi xử lý các vật mắc vào lưỡi câu của mình. Nếu khi bị vướng mắc vào vật nào đó mà bằng cách vẫy nhẹ chiếc cần ta không giải thoát được thì có thể chỉa thằng cần về phiá vật cản và kéo nhẹ dây cước câu, tức là không bao giờ được để cần bị cong do lực kéo tạo nên. Nhiều khi với tư thế này và bằng một cú kéo mạnh sợi cước ta đã có thể thoát ra khỏi mớ vật cản.
Cửa luôn là nguyên nhân khiến cần câu bị gãy, va đập vào cửa cũng khiến dân câu đau lòng khi mất đi chiếc cần câu yêu thích của mình. Hãy tránh xa những chiếc cửa gây nguy cơ gãy cần câu vì chúng là một trong 4 lý do khiến cần câu bị gãy.
Với những gợi ý về 4 lý do khiến cần câu bị gãy như trên, hy vọng dân câu sẽ rút kinh nghiệm cho mình về cách bảo quản cần câu một cách tốt nhất để cho chuyến câu của mình được vui vẻ và hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét